Page Nav

HIDE

Bài mới

latest

Khởi nghiệp không quan trọng là làm với người quen hay người là mà quan trọng nhất là điều này

Khi bắt đầu khởi nghiệp, rất nhiều satrtup muốn chọn cộng sự để đi cùng mình. Tuy nhiên để tìm người có cùng chí hướng là điều không hề dễ d...

Khi bắt đầu khởi nghiệp, rất nhiều satrtup muốn chọn cộng sự để đi cùng mình. Tuy nhiên để tìm người có cùng chí hướng là điều không hề dễ dàng. Và một câu hỏi luôn đặt ra với những người khởi nghiệp là nên chọn người thân hay người lạ?

Chọn người lạ...

Theo khảo sát trên fanpage của Quốc gia khởi nghiệp, khi đưa ra một cuộc khảo sát nên chọn người thân hay người lạ để khởi nghiệp thì 64% số người tham gia cho rằng nên chọn người lạ, 36% cho rằng nên khởi nghiệp với người thân quen. Vậy là đa số mọi người sẽ chọn người lạ để cùng khởi nghiệp.

Nhiều người cho rằng, khi chọn người lạ để khởi nghiệp khi làm việc sẽ khách quan, sòng phẳng và hiệu suất công việc sẽ cao hơn.

Sau hai lần khởi nghiệp, lần đầu là với 2 người bạn đại học và hiểu nhau đến từng "chân tơ kẽ tóc", lần thứ hai là với 3 đồng nghiệp và đã phân chia công việc rõ ràng nhưng đều thất bại, anh Trần Hải Quang, CEO Clingme cho rằng: "Làm ăn, kinh doanh là phải quyết liệt, sòng phẳng, đặc biệt là không nên khởi nghiệp với người thân".

Khi khởi nghiệp chắc chắn sẽ xảy ra mâu thuẫn và làm việc với những người lạ có thể thẳng thắn nói và giải quyết vấn đề.

Vị CEO này cũng cho rằng, khởi nghiệp với người thân, khi họ mắc sai lầm thì không thể phạt như một nhân viên bình thường. Đây là một sự nguy hiểm lớn vì mình không nhìn người ta bằng con mắt khắt khe để phát hiện ra dấu hiệu của sai lầm, trước khi nó trở thành hậu họa lớn cho công ty.

Nhiều người cho rằng, khởi nghiệp với người lạ thì sẽ dễ dàng thành công hơn. Vì khi khởi nghiệp với người lạ sẽ không bị tước đi cơ hội của người khởi nghiệp. Có nghĩa là không tạo nên sức ép cho startup phải níu giữ mối quan hệ. Và lúc này, lợi ích của công ty sẽ được đặt lên cao nhất.

Hay người quen?

Trong khi có khá nhiều người lựa chọn khởi nghiệp cùng người lạ thì vẫn có những người đã chọn người thân quen để khởi nghiệp. Đây có phải một lựa chọn đúng đắn?

Anh Nguyễn Khắc Nhật, đồng sáng lập CodeGym Việt Nam cho rằng: "Khởi nghiệp với người thân mang đến cho mình sự an tâm, an toàn. Có thêm một điều mình chắc chắn nữa là khởi nghiệp với người thân sẽ giúp mình biết được tật xấu của người đó, biết chấp nhận và khắc phục nó. Điều này sẽ giúp vấn đề giao tiếp, trao đổi giữa hai bên thuận lợi hơn".

Khi phát triển một đội ngũ sẽ chia thành 5 giai đoạn, đó là: Hình thành nhóm, mâu thuẫn nhóm, đội ngũ tiềm năng, đội ngũ chính thức, đội ngũ hiệu quả. Theo đồng sáng lập CodeGym Việt Nam: "Khi mình làm với người thân thì mình đã rút ngắn được hai giai đoạn đầu tiên. Còn làm việc với người lạ thì mới gặp nhau, xã giao và khi bắt đầu làm việc với nhau sẽ xảy ra nhiều mâu thuẫn".



Quan trọng vẫn là… sự dung hòa

Việc chọn người lạ hay người quen để cùng khởi nghiệp đã trở thành đề tài gây tranh cãi khá nhiều. Có người thì lựa chọn và thành công khi khởi nghiệp với người quen, có người thì ngược lại. Trong mỗi câu chuyện, mỗi hoàn cảnh lại xảy ra những tình huống khác nhau.

Trên thực tế, có rất nhiều người khởi nghiệp thành công với những người thân quen. Jack Ma tập hợp một nhóm 17 người để thành lập lên Alibaba, gần một nửa trong số đó là những người thân cận với ông tính cả bà vợ Trương Anh. Nhóm 13 cây đại thụ FPT cũng là một trong những minh chứng tiêu biểu cho việc khởi nghiệp thành công từ những người thân quen.

Còn đối với câu chuyện của những nhà sáng lập facebook, trước khi trở thành mạng xã hội với vốn hóa thị trường có thời điểm lên đến 600 tỷ đô la, facebook chỉ là dự án khởi nghiệp của 4 sinh viên Đại học Harvard. Lúc đó, Mark Zuckerberg là người nắm giữ cổ phần lớn nhất với 65%, Eduardo Saverin với 30%.

Khi mới khởi nghiệp, Saverin chính là người chịu trách nhiệm về mặt tài chính của facebook với số tiền khoảng 15.000 đô la. Tuy nhiên, khi mạng xã hội này bắt đầu phát triển, Mark đã quyết định "đá" cộng sự này một cách không thương tiếc.

Chưa đầy một năm sau khi thành lập, Mark đã âm thầm bắt tay với những nhà đầu tư khác và thực hiện một số thủ thuật "pha loãng" tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của Saverin. Sau đó, Mark đã sa thải đồng nghiệp này.

Một cuộc chiến pháp lý đã xảy ra suốt nhiều tháng trời. Cuối cùng, Saverin chấp nhận ra đi với tỷ lệ cổ phần giảm xuống 7 lần, chỉ còn 4%.

Từng nắm giữ 30% cổ phần của facebook nhưng cuối cùng Saverin chấp nhận ra đi với tỷ lệ cổ phần giảm xuống 7 lần, chỉ còn 4%.

Từ thực tế câu chuyện của Jack Ma, những nhà sáng lập FPT, Mark Zuckerberg và Saverin, có thể thấy khởi nghiệp với người lạ hay người quen đều có thể thành công hoặc thất bại.

Là một người khởi nghiệp thành công với người quen nhưng anh Nguyễn Khắc Nhật cũng kết luận rằng, dù khởi nghiệp với người quen hay người lạ đều không quan trọng. Quan trọng chính là biết dung hòa để có thể giữ gìn được mối quan hệ tốt đẹp, cùng phát triển doanh nghiệp.

Để giảm tỷ lệ mâu thuẫn giữa những người sáng lập, tác giả cuốn sách "Những tình huống tiến thoái lưỡng nan của khởi nghiệp" đã chỉ ra rằng, nếu muốn đi cùng nhau lâu dài, các đồng sáng lập phải biết: Kiểm soát cái tôi cá nhân, đừng lấn sân nhau và không đổ lỗi.

Không có nhận xét nào