Page Nav

HIDE

Bài mới

latest

Người mù cầm đèn pin: Câu chuyện đáng suy ngẫm

Người mù cầm đèn pin: Câu chuyện đơn giản khiến chúng ta suy nghĩ Có nhiều điều thoạt nhìn tưởng là phi lý, nhưng chú ý hơn một chút, hẳn c...



Người mù cầm đèn pin: Câu chuyện đơn giản khiến chúng ta suy nghĩ

Có nhiều điều thoạt nhìn tưởng là phi lý, nhưng chú ý hơn một chút, hẳn chúng ta sẽ thấy trong đó tồn chứa những bài học nhân sinh thiết thực. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều này qua 5 mẩu chuyện ngắn dưới đây.

Một chàng trai mù đến chơi nhà một người thân, vì lúc anh ta ra về là trời tối nên người họ hàng tốt bụng đã đưa anh một chiếc đèn pin để đi đường cho tiện.

Chàng trai mù nói: “Cháu mù mà. Cháu cầm đèn pin thì có ích gì ạ?”.

Người họ hàng nói: “Đường không chỉ có mình cháu đi, còn có nhiều người qua lại, cháu cầm đèn pin, người khác sẽ không đụng phải cháu”.

Suy ngẫm: Chúng ta luôn là một phần của cuộc sống, mọi hành động đều có ảnh hưởng tương hỗ ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy!

Mẩu chuyện ngắn thứ 2: Quả trứng của Christopher Columbus

Sau khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ, nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, rằng Columbus chỉ làm được điều này nhờ vào may mắn. Tại một bữa tiệc, có một nhà quý tộc đã  với Columbus: “Ngài Columbus, tất cả chúng ta đều biết có tồn tại vùng đất đó, và ngài chỉ là tình cờ tới đó! Nếu chúng tôi đi, thì chúng tôi cũng sẽ tìm thấy thôi.”

Lúc này Columbus đặt một quả trứng luộc trên bàn, và nói với mọi người, “Thưa quý vị, ở đây có ai có thể đặt được quả trứng đứng thẳng trên bàn không?”.

Mọi người ai cũng háo hức thử, nhưng lần lượt ai nấy đều thất bại. Tất cả mọi người đều nhất trí là không thể làm được và bắt Columbus phải giải đố. Columbus khẽ mỉm cười, ông cầm quả trứng, đập khẽ đầu quả trứng xuống mặt bàn và đặt luôn chỗ móp của quả trứng lên bàn. Quả trứng đứng im phăng phắc.

Một vài người sau đó lên tiếng: “Quả là đơn giản mà, ai có thể làm được.”

Columbus nói: “Vâng, chỉ đơn giản như vậy thôi. Phát hiện ra châu Mỹ quả thực không khó, cũng dễ như việc làm cho quả trứng đứng thẳng trên bàn vậy.”

Suy ngẫm: Khi ai đó chứng kiến một việc đã được làm rồi, họ sẽ thấy dễ. Tuy nhiên, nếu một hiện tượng chưa từng được giải đáp, việc tìm đến kết quả là hành trình gian nan. Cũng giống như vậy, sáng tạo thực ra chỉ đơn giản như vậy, quan trọng là bạn có dám nghĩ, dám hành động hay không.

Sáng tạo về bản chất là thái độ cởi mở, biểu hiện một quan điểm mới… là sự thăng hoa và kết tinh của dòng tư tưởng mới.

Mẩu chuyện ngắn thứ 3: Số phận của thợ xây

3 người thợ xây đang xây một bức tường. Có người đi qua hỏi “Các anh đang làm gì vậy?”.

Người thứ nhất trả lời: “Không nhìn thấy à, xây tường.”

Người thứ hai nói: “Chúng tôi đang xây một tòa nhà cao tầng”.

Người thứ ba nói: “Chúng tôi đang xây một thành phố mới.”

Mẩu chuyện ngắn thứ 3: Số phận của thợ xây

10 năm sau, người thứ nhất đang xây một bức tường ở một công trình khác, người thứ hai ngồi trong văn phòng thiết kế công trình, anh trở thành một kĩ sư; người thứ ba là một ông chủ.

Suy ngẫm: Góc “ngắm” hôm nay xác quyết mục tiêu và là nền tảng quỹ đạo tương lai.

Mẩu chuyện ngắn thứ 4: Xin kẹo

Có một cậu bé, một hôm, mẹ dắt cậu tới một cửa hàng tạp hóa mua đồ, ông chủ nhìn thấy cậu bé đáng yêu nên đã bóc một gói kẹo mút, muốn cậu bé lấy kẹo ăn, nhưng cậu bé không làm gì cả, sau một hồi nói mãi, ông chủ bèn tự mình bốc một nắm kẹo cho vào túi áo cậu bé. Sau khi về đến nhà, mẹ cậu bé hỏi cậu vì sao không tự lấy kẹo mà phải để ông chủ bốc cho như vậy, câu bé đáp: “Bởi vì tay con nhỏ, còn tay ông chủ to, để ông chủ lấy thì nhất định sẽ được nhiều hơn!”

Suy ngẫm: Khiêm nhường và buông bỏ đem lại lợi ích thật nhiều.

Mẩu chuyện ngắn thứ 5: BÀI HỌC TỪ HAI VỊ HÒA THƯỢNG

Có hai hòa thượng sống ở hai ngôi chùa trên hai ngọn núi liền kề. Giữa hai ngọn núi có một con suối, hai hòa thượng mỗi ngày sẽ xuống suối lấy nước vào cùng một khoảng thời gian. Cứ như vậy, 5 năm đã trôi qua. Bỗng một ngày, vị hòa thượng ở ngọn núi bên trái không xuống núi lấy nước, vị hòa thượng ở ngọn núi bên phải nghĩ: "Hay ông ấy ngủ dậy muộn" và không nghĩ ngợi gì nhiều. Sang tới ngày thứ hai, vị hòa thượng kia vẫn không đi lấy nước, ngày thứ 3 cũng vậy, cứ như vậy liền một tháng, vị hòa thượng còn lại bắt đầu nghĩ "hay ông ấy bệnh rồi."

Vậy là ông trèo sang ngọn núi bên cạnh để thăm người bạn của mình. Khi trông thấy ông bạn đang tập thái cực quyền ở trong chùa, vị hòa thượng rất tò mò hỏi: "Đã 1 tháng liền ông không xuống núi lấy nước rồi, không lẽ ông không cần uống nước à?", vị hòa thượng kia vừa chỉ vào một cái giếng vừa đáp: "5 năm nay, mỗi ngày sau khi tập quyền xong, tôi đều đào cái giếng này."

Bây giờ, tôi có thể lấy nước trong giếng này mà không cần xuống núi nữa, và tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho thái cực quyền.

Chúng ta thường quên mất khoảng thời gian sau giờ làm đi đào cho mình một cái giếng, bồi dưỡng cho mình năng lực chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó. Nếu biết tận dụng thời gian thì chúng ta có thể giống như vị hòa thượng ở ngọn núi bên trái, đợi khi chúng ta lớn tuổi rồi, chúng ta không làm nhưng vẫn có nước uống, uống một cách nhàn nhã mà còn có nhiều thời gian dành cho sở thích của mình hơn.

 ST

Không có nhận xét nào